Xương khớp chúng ta vốn phải làm việc không ngừng và như một cỗ máy chạy lâu ngày, khó tránh khỏi bị hao mòn, hư hỏng và thoái hóa. Vì vậy, bệnh xương khớp hiện nay khá phổ biến và đối tượng mắc bệnh xương khớp có thể là bất kỳ ai nhưng đa số vẫn là người cao tuổi.
Ăn nhiều chân giò, sụn có tốt cho xương không?
Đầu tiên, bạn cần kiểm soát cân nặng bằng cách ăn uống hợp lý và vận động thể lực phù hợp thường xuyên. Người béo cần giảm cân bằng cách ăn giảm tinh bột, giảm béo, giảm ngọt và tăng rau củ quả tươi để giảm áp lực lên khớp. Người gầy nên ăn bổ sung thêm bữa phụ, uống thêm sữa để tăng cường các dưỡnng chất cần thiết. Việc tập luyện thường xuyên với các bài tập phù hợp sẽ giúp mọi người chúng ta không chỉ tăng lưu thông máu huyết để đưa dưỡng chất tới xương khớp, tránh tình trạng để khớp bị ì, thiếu hoạt động, mà còn giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, giúp săn chắc cơ bắp để nâng đỡ và giảm tải cho xương khớp.
Ăn nhiều chân giò, sụn có tốt cho xương không?
Cần hạn chế các thực phẩm gây bất lợi cho xương khớp như: Các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích như bia, rượu, nước ngọt có ga, cà phê, thuốc lá… vì làm tăng thất thoát Canxi và khoáng chất, tăng nguy cơ loãng xương, thoái hóa xương. Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như thịt mỡ, xúc xích, jambon, các món chiên xào quay, các loại thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, đồ hộp, mì gói… vì làm tăng mỡ máu, kích thích các phản ứng viêm, tăng thoái hóa khớp. Thức ăn nhiều đường ngọt vì làm tăng cân, tích lũy mỡ.
Và cuối cùng là bạn cần nhớ uống đầy đủ 6-8 ly nước mỗi ngày để giúp cung cấp đủ chất dịch bôi trơn khớp bạn nhé!