Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Cơn đau thắt ngực do bệnh động mạch vành

Khi hoạt động thể lực như đi bộ đường dài, leo cầu thang, khiêng đồ nặng, ăn no, chơi thể thao…, cơ thể cần nhiều ôxy hơn nên cơ tim phải làm việc nhiều hơn như: tăng co bóp, tăng tần số tim, huyết áp tăng... do đó nhu cầu ôxy của cơ tim cũng tăng lên. 

Cơn đau thắt ngực do bệnh động mạch vành
Cơn đau thắt ngực do bệnh động mạch vành

Nếu một nhánh động mạch vành bị hẹp, sự cung cấp máu cho vùng cơ tim tương ứng trở nên không đầy đủ. Cơ tim bị thiếu máu và thiếu ôxy gây cơn đau thắt ngực. Vị trí đau thường ở vùng giữa ngực, sau xương ức hay vùng trước tim. Đau có thể lan lên cổ, ra hàm, ra cánh tay, thường gặp nhất là lan ra bên trái kèm theo các triệu chứng: vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập mạnh.

Đôi khi đau ở vùng thượng vị. Cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép, đôi khi chỉ là cảm giác khó chịu trong ngực. Có trường hợp đau lan ra sau lưng, ra vùng cột sống làm người bệnh tưởng lầm là đau do thoái hóa cột sống thắt lưng. 

Cơn đau thắt ngực ổn định thường tự hết từ 1-5 phút sau khi ngừng gắng sức. Nếu cơn đau xuất hiện lúc nghỉ tĩnh hoặc cơn đau quá trầm trọng hoặc cơn đau kéo dài trên 30 phút thì phải nghĩ đến là bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Đôi khi có những trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà không có triệu chứng cơn đau thắt ngực. Những trường hợp đó gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng, trong trường hợp này bệnh nhân có thể có biểu hiện như hở van hai lá, suy tim, rối loạn nhịp tim…

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Ăn nhiều chân giò, sụn có tốt cho xương không?

Xương khớp chúng ta vốn phải làm việc không ngừng và như một cỗ máy chạy lâu ngày, khó tránh khỏi bị hao mòn, hư hỏng và thoái hóa. Vì vậy, bệnh xương khớp hiện nay khá phổ biến và đối tượng mắc bệnh xương khớp có thể là bất kỳ ai nhưng đa số vẫn là người cao tuổi.

Ăn nhiều chân giò, sụn có tốt cho xương không?
Ăn nhiều chân giò, sụn có tốt cho xương không?

Đầu tiên, bạn cần kiểm soát cân nặng bằng cách ăn uống hợp lý và vận động thể lực phù hợp thường xuyên. Người béo cần giảm cân bằng cách ăn giảm tinh bột, giảm béo, giảm ngọt và tăng rau củ quả tươi để giảm áp lực lên khớp. Người gầy nên ăn bổ sung thêm bữa phụ, uống thêm sữa để tăng cường các dưỡnng chất cần thiết. Việc tập luyện thường xuyên với các bài tập phù hợp sẽ giúp mọi người chúng ta không chỉ tăng lưu thông máu huyết để đưa dưỡng chất tới xương khớp, tránh tình trạng để khớp bị ì, thiếu hoạt động, mà còn giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, giúp săn chắc cơ bắp để nâng đỡ và giảm tải cho xương khớp.

Ăn nhiều chân giò, sụn có tốt cho xương không?
Ăn nhiều chân giò, sụn có tốt cho xương không?

Cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp mỗi ngày như:  Ăn đủ các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu sò ốc, hàu, đậu đỗ, rong biển, các loại nấm như mộc nhĩ, nấm hương, nấm đông cô… Bổ sung đầy đủ nhu cầu Canxi với 2-3 ly sữa/ ngày hay dùng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai và nên ăn thường xuyên các loại thựcphẩm giàu canxi khác như cá nhỏ luôn xương, tép nhỏ luôn vỏ, cua đồng, rạm sữa…

Cần hạn chế các thực phẩm gây bất lợi cho xương khớp như: Các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích như bia, rượu, nước ngọt có ga, cà phê, thuốc lá… vì làm tăng thất thoát Canxi và khoáng chất, tăng nguy cơ loãng xương, thoái hóa xương. Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như thịt mỡ, xúc xích, jambon, các món chiên xào quay, các loại thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, đồ hộp, mì gói… vì làm tăng mỡ máu, kích thích các phản ứng viêm, tăng thoái hóa khớp. Thức ăn nhiều đường ngọt vì làm tăng cân, tích lũy mỡ.

 Và cuối cùng là bạn cần nhớ uống đầy đủ 6-8 ly nước mỗi ngày để giúp cung cấp đủ chất dịch bôi trơn khớp bạn nhé!

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Béo phì có dẫn đến tiểu đường không?

Khi bị béo phì, nhiều người chỉ quan tâm đến những ảnh hưởng dễ thấy về ngoại hình và vóc dáng. Còn "phần chìm của tảng băng" là tác hại của béo phì thì ít quan tâm, ít chú ý nhưng lại chính là những hệ lụy về sức khỏe và mọi mặt của đời sống.

Rất nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh béo phì là dấu hiệu cho những nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh lý. Khoa học đã chứng minh béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch, về các rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, về hô hấp và xương khớp, dây thần kinh thị giác, một số bệnh lý ung thư,...
Mối liên quan giữa béo phì và tiểu đường
Mối liên quan giữa béo phì và tiểu đường

Đối với tim mạch, béo phì gây ra: Tăng huyết áp, suy tim, suy tĩnh mạch. Với biến chứng về chuyển hóa dinh dưỡng, béo phì gây ra nhiều bệnh lý khác như: Mỡ máu cao, bệnh Gout, đái tháo đường (béo phì thường đi kèm với tình trạng kháng insulin, một yếu tố liên quan chặt chẽ với bệnh đái tháo đường. Càng béo phì thì tình trạng kháng insulin càng nặng. Kháng insulin hiện được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn về nội tiết và khả năng sinh sản của phụ nữ bị béo phì).

Béo phì gây ảnh hưởng đến hô hấp và xương khớp. Người bệnh béo phì thường xuyên thấy khó thở khi ngủ, hô hấp hạn chế do mỡ tích tụ khiến lồng ngực khó chuyển động trong quá trình hô hấp. Xương sống được coi là cột ưụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Khi trọng lượng cơ thể càng cao, áp lực tác động lên cột sống, đĩa đệm càng lớn. Vì vậy, khi mắc bệnh béo phì lâu ngày, có thể gây ảnh hưởng nhiều đến cột sống, gây thoái hóa cột sống và đĩa đệm. Thậm chí, nguy cơ gãy xương cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu hệ thống xương khớp không đủ sức làm đúng chức năng của nó.

Khi mắc bệnh béo phì, lượng đường trong máu sẽ rất cao, từ đó khiến đồng tử bị giãn và các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng, khiến thị lực suy giảm. Khi bị béo phì cũng gây hại đến dây thần kinh và các mạch máu, vì vậy người bị béo phì thường dễ bị tê tay chân hơn người bình thường.

Theo thống kê thì có đến 35% - 75% nam giới béo phì mắc hiện tượng rối loạn cương dương. Một số nghiên cứu khác đã cho thấy sự liên quan giữa béo phì và một số bệnh lý ung thư như: Ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt. Đã có nhận định rằng: "Chỉ trong vòng 5 năm nữa, có thể béo phì sẽ thay vị trí của thuốc lá trở thành nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư".

Để phòng ngừa thừa cân, béo phì thì việc điều chỉnh lối sống, thay đổi chế độ ăn hợp lý là biện pháp can thiệp hàng đầu. Thường xuyên vận động thể lực và duy trì chế độ luyện lập đều đặn là bí quyết cho sự thành công. Vận động thể lực dưới nhiều hình thức như đi bộ nhanh, đi xe đạp, chơi cầu lông, bơi lội,... là những loại hình phù hợp nhằm tiêu hao năng lượng, giảm cân và tăng cường sức dẻo dai. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại hình vận động phải phù hợp, ưu tiên sức khỏe, mục tiêu và sở thích cá nhân.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh có tác dụng kiểm soát cân nặng và ổn định đường huyết. Khẩu phần ăn trong ngày cần được cung cấp đầy đủ thành phần các chất (bột, đường, đạm, béo, xơ), vitamin và muối khoáng. Tuy nhiên, sự cân đối các thành phần trong bữa ăn là cần thiết; năng lượng cung cấp hằng ngày thường được tính toán dựa trên mục tiêu giảm cân hay duy trì cân nặng. Nếu năng lượng nạp vào lớn hơn mức nhu cầu cần thiết, hiện tượng thừa cân xuất hiện kéo theo sự gia tăng nguy cơ những bệnh lý liên quan đái tháo đường và tim mạch.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Kinh nghiệm hồi phục sức khỏe sau khi sinh mổ

Chăm sóc phụ nữ sau khi sinh mổ là một việc rất quan trọng vì việc hồi phục sau sinh của sản phụ sinh mổ lâu và khó khăn hơn phụ nữ sinh thường, ngoài ra nguy cơ bị hậu sản, nhiễm trùng cũng cao hơn. Vì vậy, người nhà cần chú ý và cẩn trọng từ việc vệ sinh vết mổ, sinh hoạt và thực phẩm để bà mẹ sau sinh mổ nhanh hồi phục.

Kinh nghiệm hồi phục sức khỏe sau khi sinh mổ

1. Tâm lý trước khi sinh mổ

Các bà mẹ đừng nghĩ rằng sinh mổ là an toàn tuyệt đối. Vì vậy, các bà mẹ hãy chuẩn bị tâm lý thật bình tĩnh. Và cũng cần biết rằng, sinh mổ cũng không khác gì sinh thường, sau sinh chị em sẽ thấy xuất hiện sản dịch, đau do co hồi tử cung, chảy máu, đau đớn và mệt mỏi.

Sau khi sinh mổ, bà mẹ cần được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc với các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung và chăm sóc vết mổ để được an toàn tuyệt đối. Các bà mẹ hãy yên tâm vì những loại thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa non nên hãy tranh thủ cho con bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt. Trong trường hợp cảm thấy vết mổ quá đau, hãy nói với bác sĩ để được sử dụng những loại thuốc giảm đau an toàn cho sản phụ.



Tâm lý trước khi sinh

Hiện nay hầu hết may da bằng chỉ tiêu, bác sĩ thường may thẩm mỹ kiểu luồn chỉ dưới da nên không phải cắt chỉ, hoặc dán keo sinh học nên cũng không cần cắt chỉ.

2. Dinh dưỡng sau mổ

Ngày đầu sau sinh mổ, bà mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Chỉ nên uống nước lọc, nước đường và ăn cháo thịt loãng cho đến khi “đánh hơi” được mới bắt đầu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa và các loại thức ăn nhanh: phở, hủ tiếu, nui… Sang ngày thứ 2 trở đi, bà mẹ ăn uống bình thường, chú ý ăn nhiều đạm và các thực phẩm có nhiều canxi. Đồng thời uống nhiều nước để có sữa cho bé bú.


Dinh dưỡng cần thiết sau khi sinh mổ

Trong suốt quá trình làm lành vết mổ, các loại vitamin B, C, A, K tham gia trong quá trình tổng sản sinh collagen và đa dạng hóa của các nguyên bào sợi cũng như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Riêng vitamin K, tham gia vào cơ chế cầm máu ở giai đoạn đầu của vết mổ. Ngoài ra các yếu tố vi lượng như: canxi, kẽm, sắt, đồng có vai trò chính trong quá trình lành vết mổ.

3. Vận động và nghỉ ngơi

Sau sinh, bà mẹ nên dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi. Nên nằm nghiêng sang một bên để tránh bị đau do tử cung co thắt và tránh bị nôn. Khi đã cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn các bà mẹ nên ngồi dậy và tập đi để máu huyết lưu thông, tránh tình trạng bị dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch.

4. Vệ sinh cá nhân

Sản phụ sau khi sinh cần tắm rửa mỗi ngày để giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh những bệnh nhiễm trùng, có thể tắm gội toàn thân 3-4 ngày sau sinh. Khi tắm, nên tắm nhanh từ 5 – 10 phút, không nên tắm trong bồn hay trong chậu (đặc biệt là không nên ngâm mình trong nước). Phòng tắm phải kín gió và nên tắm bằng nước ấm dù ngoài trời nóng hay lạnh. Tắm xong phải lau khô người thật nhanh và mặc quần áo kín cổ, tay chân. Với các sản phụ đẻ mổ hay cắt tầng sinh môn, nên thận trọng với vết thương để tránh bung tuột mối chỉ.

Cũng từ 3-4 ngày sau sinh, sản phụ có thể gội đầu nhưng nên gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc. Không tắm gội cùng lúc, mà nên tắm tầm 9-10 giờ sáng rồi gội đầu vào buổi trưa hoặc xế trưa để tránh phải tiếp xúc lâu với nước, tránh bị chóng mặt và có thể té ngã do phải vận động nhiều và cúi đầu lâu.

Vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các loại băng, giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Có thể dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn pha loãng để rửa. Sau khi rửa xong thì dùng khăn thấm cho khô…

5. Một số lưu ý ở giai đoạn lành vết mổ

Tránh hút thuốc lá hay người nhà hút thuốc làm cho các bà mẹ hút thụ động vì đây là nguyên nhân gây co các mạch máu ở ngoại vi, làm giảm sự tưới máu đến vết mổ, giảm lượng ôxy đến mô. Ở những bà mẹ bị rối loạn đường huyết, đái tháo đường, bệnh lý suy gan, suy thận, các vết mổ rất khó lành. Cần tham khảo ý kiến chuyên viên dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp, giúp ổn định cơ thể để vết mổ mau lành, đồng thời không ảnh hưởng xấu đến bệnh lý đang có.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

Người mới mổ cột sống cần kiêng gì?

Những nhóm thực phẩm nên ăn để bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể, người bệnh cũng nên tránh những đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh gây khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa nói chung và bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm nói riêng.

Đồ uống chứa cồn, chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá… là những thực phẩm cần kiêng tuyệt đối nếu muốn phục hồi nhanh sau mổ. Bởi những nhóm này sẽ làm khiến lượng vitamin và khoáng chất bị hao hụt, dẫn tới xương không được bổ sung canxi.

Người mới mổ cột sống cần kiêng gì?
Người mớ mổ cột sống cần kiêng gì?

NHÓM THỰC PHẨM CẦN BỔ SUNG

Nhóm thực phẩm giàu Canxi có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển khỏe mạnh của hệ xương khớp và cơ bắp. Những người bị loãng xương hay thường xuyên mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là những bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cần bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể.

Canxi có nhiều từ các loại thực phẩm như: cá, tôm, cua đồng, sữa, đậu nành, các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, rau diếp, súp lơ… giúp hệ xương khớp chắc khoẻ và dẻo dai, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi sau mổ.

Người vừa mới mổ cột sống nên ăn gì?
Người vừa mới mổ cột sống nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Trong giai đoạn sau mổ, người bệnh cũng cần lượng lớn vitamin và khoáng chất, vì chúng góp phần tăng đề kháng cho cơ thể, tránh những phản ứng viêm nhiễm trong và ngoài vết mổ.

Do thói quen sinh hoạt và công việc nên hiện nay có khá nhiều người bị thoái hóa cột sống cũng như thoát vị đĩa đệm. Ngồi làm việc nhiều giờ, lao động nặng,... là những công việc điển hình dẫn đến thoái cột sống và thoát vị địa đệm. Bên trên là những chia sẻ mà chuyên gia sức khỏe Nanifood muốn chia sẻ về chế độ dinh dưỡng mà người mới mổ cột sống cần chú ý, cũng như người đang bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Sống khỏe là điều mà Nanifood luôn hướng đến, hãy thường xuyên theo dõi trang Đồ Gia Dụng Nanifood để có cho mình thêm những kiến thức về sức khỏe mọi người nhé.

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

Mang bầu thích ăn đồ ngọt có dẫn đến tiểu đường không?

Phụ nữ mang bầu có xu hướng thèm ăn ngọt nhiều trong thai kỳ có dẫn đến tiểu đường không ạ? Đây là câu hỏi của nhiều chị em? Thèm ăn ngọt, nên cũng lo lắm ạ.

Mang bầu thích ăn đồ ngọt có dẫn đến tiểu đường không?
Mang bầu thích ăn đồ ngọt có dẫn đến tiểu đường không?
Thèm ăn ngọt không phải là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường ở bất cứ bà mẹ mang thai hay là ở người bình thường. Hiện nay ở Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến tiểu đường cao đó là lối sống ít vận động và thói quan ăn uống: ăn uống thừa năng lượng, béo phì, thừa cân. Đó là những nguyên nhân tiểu đường trên những bệnh nhân tiểu đường type A chung. 

Mang bầu thích ăn đồ ngọt có dẫn đến tiểu đường không?
Mang bầu thích ăn đồ ngọt có dẫn đến tiểu đường không?

Còn đối với những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ, do chính trong thai kỳ của mẹ, cơ thể của các bà mẹ tiết ra một số hoocmon đặc biệt chỉ tiết ra trong thai kỳ, chính những thay đổi của hoocmon đó làm tăng đề kháng insulin và tăng đường máu trong thai kỳ.Chính vì vậy mà khi bà mẹ sinh con, các hoocmon trở lại bình thường, các bà mẹ sẽ trở lại bình thường. Chỉ có những bà mẹ có nguy cơ tiểu đường cao ví dụ trong gia đình có những người bị tiểu đường, bà mẹ bị thừa cân béo phì, thì những bà mẹ đó sau khi sinh con, nguy cơ bị phát hiện tiểu đường sau đó sẽ tăng cao nhiều.

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

Nỗi lo về bệnh cột sống của dân văn phòng

Bệnh cột sống đã và đang trở thành vấn đề phổ biến nhất của giới văn phòng. Áp lực công việc, hội họp, công tác đã phần nào khiến bạn bỏ qua những dấu hiệu bệnh đang âm thầm diễn tiến.
Rất nhiều bệnh cột sống như đau mỏi vai gáy, thoát vị đĩa đệm,... đã và đang âm thầm len lỏi vào giới văn phòng.

Nỗi lo về bệnh cột sống của dân văn phòng
Nỗi lo về bệnh cột sống của dân văn phòng

Chính đặc thù công việc ngồi nhiều, vận động ít cộng với lối sống thụ động đã khiến nhiều người phải chịu những cơn đau nhức khớp xương mỗi lúc trái gió trở trời. Phòng bệnh và thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh là điều bạn cần làm để bảo vệ sức khỏe của mình.

Phòng tránh bệnh cột sống cho nhân viên văn phòng: Bạn nên thực hiện một số bước sau để góp phần cải thiện sức khỏe cột sống và xương khớp của mình:

+ Thường xuyên đi lại, vận động mỗi 30 phút đến 1 tiếng làm việc
   
+ Tư thế ngồi làm việc chuẩn xác, ngồi thẳng lưng vào ghế tựa, mắt cách màn hình tầm 10cm
   
+ Hạn chế, nằm dài ngủ trên bàn làm việc
   
+ Khi bưng bê vật nặng, khụy gót, hạ thấp trọng tâm rồi mới nâng vật lên thay vì khom lưng
   
+ Hạn chế mang giày cao gót ở các chị em
  
+ Hạn chế dùng điện thoại di động giờ giải lao, nên vận động nhẹ nhàng
   
+ Tích cực vận động mỗi ngày vào buổi sáng hoặc sau giờ làm
   
+ Bổ sung đầy đủ thực phẩm tốt cho xương khớp

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Làm sao để phân biệt rõ giữa cúm và cảm lạnh.

Bệnh cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nhiều loại vi-rút cúm gây ra và có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường xuất hiện theo mùa. Trẻ em, người già, phụ nữ có thai và một số người mắc các bệnh mạn tính có thể gặp nguy hiểm khi bị cúm.

Triệu chứng của cảm cúm và cách phòng ngừa
Triệu chứng của cảm cúm và cách phòng ngừa
Có ba chủng vi-rút cúm là A, B và C, trong đó cúm A và B là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trong thực tế. Cúm A thường gặp và là nguyên nhân của nhiều đại dịch trên thế giới. Cúm B gây bệnh nhẹ hơn và có xu hướng lưu hành cùng với cúm A trong các đợt bùng phát hằng năm. Cúm C gây bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng, giống như cảm lạnh.

Triệu chứng bệnh cúm có thể rất khác nhau giữa người này và người khác nhưng thường bao gồm các triệu chứng sau: sốt, nhiệt độ thường cao hơn 38ºC; nhức đầu và đau cơ; mệt mỏi, biếng ăn; ho và đau họng cũng có thể gặp. Người bị cúm thường sốt 2-5 ngày. Điều này khác với các bệnh do vi-rút khác của đường hô hấp thường hết sốt sau 24 đến 48 giờ.

Triệu chứng của cảm lạnh
Triệu chứng của cảm lạnh
Nhiều người bị cúm có sốt, đau cơ và một số người khác có triệu chứng cảm lạnh như chảy mũi và đau họng. Các triệu chứng cúm thường cải thiện sau 2-5 ngày mặc dù bệnh có thể kéo dài một tuần hoặc hơn. Các triệu chứng mệt mỏi hay yếu cơ có thể kéo dài hàng tuần.

Cần phân biệt các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cúm sau:


Triệu chứng                                   Cảm lạnh                                               Cúm
Sốt                                                Hiếm                                         Thường gặp, sốt cao
                                                                                               (trẻ nhỏ), kéo dài 3-4 ngày Nhức đầu                                        Hiếm                                                 Hay gặp
Đau nhức                                        Nhẹ                                         Hay gặp, đau nhiều
Mệt mỏi, yếu người                           Đôi khi                          Hay gặp, có thể kéo dài 2-3 tuần
Kiệt sức                                          Không                       Hay gặp, ngay từ khi bắt đầu bệnh
Nghẹt mũi                                      Hay gặp                                               Đôi khi
Hắt hơi                                          Hay gặp                                                Đôi khi
Đau họng                                       Hay gặp                                                 Đôi khi

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

Chia sẻ về tư thế ngồi với sức khỏe người làm việc văn phòng.

Bệnh cột sống đã và đang trở thành vấn đề phổ biến nhất của giới văn phòng. Áp lực công việc, hội họp, công tác đã phần nào khiến bạn bỏ qua những dấu hiệu bệnh đang âm thầm diễn tiến. Rất nhiều bệnh cột sống như đau mỏi vai gáy, thoát vị đĩa đệm,... đã và đang âm thầm len lỏi vào giới văn phòng.

Chia sẻ về tư thế ngồi với sức khỏe người làm việc văn phòng.
Chia sẻ về tư thế ngồi với sức khỏe người làm việc văn phòng

Chính đặc thù công việc ngồi nhiều, vận động ít cộng với lối sống thụ động đã khiến nhiều người phải chịu những cơn đau nhức khớp xương mỗi lúc trái gió trở trời. Phòng bệnh và thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh là điều bạn cần làm để bảo vệ sức khỏe của mình.

Phòng tránh bệnh cột sống cho nhân viên văn phòng: Bạn nên thực hiện một số bước sau để góp phần cải thiện sức khỏe cột sống và xương khớp của mình:

+ Thường xuyên đi lại, vận động mỗi 30 phút đến 1 tiếng làm việc

+ Tư thế ngồi làm việc chuẩn xác, ngồi thẳng lưng vào ghế tựa, mắt cách màn hình tầm 10cm

+ Hạn chế, nằm dài ngủ trên bàn làm việc

+ Khi bưng bê vật nặng, khụy gót, hạ thấp trọng tâm rồi mới nâng vật lên thay vì khom lưng

+ Hạn chế mang giày cao gót ở các chị em

+ Hạn chế dùng điện thoại di động giờ giải lao, nên vận động nhẹ nhàng

+ Tích cực vận động mỗi ngày vào buổi sáng hoặc sau giờ làm

+ Bổ sung đầy đủ thực phẩm tốt cho xương khớp